Xem thêm

Tổng quan về ngành Dịch vụ Du lịch Lữ hành Việt Nam

CEO Hương Diana
Du lịch là một trong những ngành học hot được đông đảo thí sinh lựa chọn trong những mùa tuyển sinh gần đây. Chính vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều trường đại học,...

Du lịch là một trong những ngành học hot được đông đảo thí sinh lựa chọn trong những mùa tuyển sinh gần đây. Chính vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo mở ra đào tạo ngành Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.

Ngành du lịch là gì?

Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm ngành - nghề bộ phận liên quan có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ du lịch hay các lĩnh vực liên quan trong và ngoài nước, chủ yếu là công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, homestay, khu vui chơi giải trí…

Theo đó, ngành này ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến, nâng cao dân trí, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vai trò của ngành du lịch

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm.

Tháp Rùa hồ Gương. Du lịch Việt Nam Tháp Rùa hồ Gương. Du lịch Việt Nam

Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019.

Tiềm năng Du lịch Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thế mạnh:

Di sản Việt Nam

Cả nước có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có mật độ và số lượng di tích chiếm nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 70%. Ngoài ra, tính trên địa bàn toàn quốc thì Việt Nam còn có 117 bảo tàng - nơi lưu giữ quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Việt Nam là một trong những số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận nhiều di sản đến vậy. Tính đến nay, nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long. Đây là một trong những tiềm năng du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế.

Danh lam thắng cảnh

Việt Nam đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang. Có thể ví von nước ta có cả “rừng vàng - biển bạc”. Không chỉ lớn mạnh ở tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam mà ở đồng bằng, miền núi và trung du nước ta cũng sở hữu vô vàn các thắng cảnh “gây nhớ thương” cho khách du lịch.

Tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam được minh chứng rõ nhất vào hè - thời điểm nhu cầu tắm mát tăng cao. Trong khi đó, mùa thu - đông và xuân ở các miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên lại hấp dẫn thực khách bởi những mùa hoa và không gian lãng mạn thơ tình. Một số địa điểm tham quan đẹp ở các tỉnh miền núi tại Việt Nam: Mộc Châu mùa hoa cải hoa mận, Đà Lạt đồi cỏ hồng chớm đông, Tây Bắc mùa lúa chín, Gia Lai mùa hoa muồng rực vàng…

Du lịch động Phong Nha Kẻ Bàng Du lịch động Phong Nha Kẻ Bàng

Văn hóa và Ẩm thực

Văn hóa và Ẩm thực chính là hai trong các tiềm năng du lịch cần được gìn giữ và phát triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn hút riêng. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ, hát xoan, hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (10/03 Âm lịch)… để thu hút khách du lịch.

Ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới. Khách du lịch tới Việt Nam đều mê mẩn với các món ăn Việt Ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới. Khách du lịch tới Việt Nam đều mê mẩn với các món ăn Việt

Chính nhờ sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên Ẩm thực ở nước ta cũng phong phú chẳng kém. Việt Nam đã vinh dự lọt vào Top 15 quốc gia có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Một số món ăn Việt được bạn bè quốc tế yêu thích như: Phở, bánh mì, bún bò Huế…

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Đây là thước đo giá trị kinh tế mà ngành du lịch mang lại cho xã hội.

Theo Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam, sản phẩm du lịch là sự kết hợp các giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.

Du lịch có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và các dịch vụ phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội.

Du lịch đối với nền kinh tế Du lịch đối với nền kinh tế

Với tiềm năng lớn, du lịch đã được chính phủ quy hoạch và định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Du lịch đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho dân cư địa phương.

Các nhóm nghề trong ngành du lịch

Du lịch là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, cả về nhân lực lẫn nhu cầu. Ngành du lịch hiện có các nhóm nghề chính như:

Quản lý, điều hành du lịch

Quản lý du lịch

Ngành du lịch đòi hỏi người làm nghề phải thực sự xuất sắc, có năng lực quản lý giỏi và hiểu biết sâu rộng về du lịch.

Quản lý, điều hành du lịch Quản lý, điều hành du lịch

Điều hành du lịch

Người điều hành du lịch có nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp hoạt động du lịch theo chương trình đã bán cho khách, giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu của khách, và đảm bảo sự an toàn và thoải mái trong quá trình tham gia chương trình du lịch.

Người điều hành du lịch Người điều hành du lịch

Quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng và liên quan

Cấp quản lý, điều hành trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ này có nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động phục vụ khách của nhân viên, đảm bảo chất lượng dịch vụ và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hiệu quả kinh doanh và xử lý các sự cố phát sinh.

Nhân viên quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng và liên quan Nhân viên quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng và liên quan

Nhân viên phục vụ khách

Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân là người đầu tiên tiếp xúc với khách tại khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở du lịch, điểm tham quan. Họ có nhiệm vụ đón tiếp khách, giới thiệu các dịch vụ, nhận thông tin yêu cầu của khách và đảm bảo mang đến sự thoải mái và hài lòng cho khách.

Nhân viên lễ tân nhà hàng - khách sạn Nhân viên lễ tân nhà hàng - khách sạn

Nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp

Nhân viên phục vụ bàn có nhiệm vụ giới thiệu và chăm sóc khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng. Họ phải hiểu biết về các món ăn và thức uống có trong menu, giúp khách chọn món và đáp ứng các yêu cầu của khách.

Nhân viên bar phải thông thạo các loại đồ uống, biết cách pha chế và sáng tạo đồ uống hợp khẩu vị với từng đối tượng khách.

Nhân viên bếp phải có kiến thức sâu rộng về ẩm thực, biết chế biến các món ăn theo phong cách đặc trưng của cơ sở và có khả năng sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách.

1